BA CÁCH PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG


Có 3 cách cơ bản để phân tích thị trường


1. Phân tích kỹ thuật
2. Phân tích cơ bản
3. Phân tích cảm tính


Người ta thường tranh cãi về vấn đề phương pháp nào tốt hơn, trên thực tế ta cần nắm được cả 3 phương pháp này để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn.

 

 

1. Phân tích kỹ thuật

 

Phân tích kỹ thuật là dự đoán vận động giá cả tương lai dựa trên khảo sát giá trong quá khứ. Như dự báo thời tiết, Phân tích kỹ thuật không hoàn toàn chính xác tuyệt đối. Thay vào đó, Phân tích kỹ thuật có thể giúp nhà đầu tư dự đoán về khả năng diễn biến giá trong tương lai là gì. Phân tích kỹ thuật sử dụng nhiều dạng biểu đồ liên quan đến giá trong quá khứ.

 

 

Giá đề câp tới mối liên kết giữa giá cao, thấp , giá mở cửa, đóng cửa của chứng khoán thông qua các khung thời gian khác nhau. Khung thời gian có thể trong ngày ( từ 1 phút, 5 phút, 10 phút, 15 phút, 30 phút cho tới hàng giờ…), hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng, hàng năm. Ngoài ra, một số nhà Phân tích kỹ thuật còn sử dụng khối lượng và chỉ số lãi suất khi nghiên cứu về diễn biến giá.

 

Trong thuật ngữ giao dịch, khi một ai đó nói về phân tích kỹ thuật, điều đầu tiên chúng ta nên
nghĩ đến là biểu đồ. Phân tích kỹ thuật sử dụng các biểu đồ vì nó là cách dễ dàng nhất để xem
được dữ liệu giá
Bạn có thể nhìn vào dữ liệu giá quá khứ để xác định xu hướng và các mô hình, qua đó có thể tìm
những cơ hội để giao dịch. Bên cạnh đó, với sự trợ giúp của các chỉ báo kỹ thuật – indicator –
việc giao dịch có thể hiệu quả hơn

Cần lưu ý rằng phân tích kỹ thuật mang tính chủ quan rất cao, có nghĩa là cùng 1 biểu đồ nhưng
mỗi người lại nhận định theo 1 kiểu riêng không giống nhau, dựa trên quan điểm cá nhân
Điều quan trọng là bạn cần nắm rõ những khái niệm trong phân tích kỹ thuật, từ đó bạn sẽ không
bỡ ngỡ khi nghe về Fibonacci, Bollinger Bands hay Pivot Points mà bạn sẽ được học sau này.

 

2. Phân tích cơ bản

 

Là cách giao dịch dựa vào việc phân tích nền kinh tế, xã hội và chính trị nhằm nhận biết những
tác động đến cung cầu của loại tiền tệ, hàng hóa nào đó. Nghĩ đến thì có vẻ phức tạp nhưng thực
chất chỉ là việc xác định cung và cầu mà thôi.

 


Sử dụng cung và cầu như một chỉ báo về hướng đi của giá là việc cơ bản. Cái khó ở đây là việc
phân tích các nguyên nhân tác động đến cung và cầu. Có nghĩa là bạn phải lưu tâm đến nhiều
nguyên nhân khác nhau để xác định xem nền kinh tế sẽ tăng trưởng hay thụt lùi. Bạn cần phải
hiểu nguyên nhân và cách thức một sự kiện nào đó, ví dụ như việc tăng tỷ lệ thất nghiệp, sẽ ảnh
hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia, từ đó xác định tác động của nó lên cung cầu hàng hóa. 


Lấy ví dụ về ngoại hối, Lý thuyết của phân tích cơ bản là nếu viễn cảnh kinh tế hiện tại và tương lai của một quốc gia là
tốt, đồng tiền của quốc gia này sẽ tăng điểm. Tình hình càng tốt thì lại càng có nhiều công ty và nhà
đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào quốc gia đó, dẫn đến nhu cầu về đồng tiền của quốc gia đó sẽ
tăng lên vì nhà đầu tư cần mua hoặc đầu tư vào quốc gia đó bằng đồng tiền bản địa.

 

Tóm lại, phân tích cơ bản là cách phân tích một đồng tiền hoặc hàng hóa thông qua sự mạnh hơn
hoặc yếu đi của nền kinh tế quốc gia.

 

3. Phân tích cảm tính thị trường

 

Một trong những thứ quan trọng nhất của trading là cảm xúc (sentiment, mood), hay nói ngắn gọn là cảm xúc của thị trường tại 1 thời điểm nào đó. Bởi cảm xúc chính là thứ trọng yếu khiến mọi thị trường di chuyển, không phải tin tức kinh tế, không phải phân tích cơ bản (trích lời Jesse Livermore).

Ta không thể biết được cảm xúc của tất cả con người trong đám đông, nhưng phần lớn của đám đông đó thì có thể. Đó chính là market sentiment.

Không khó để đọc được market sentiment. Thậm chí có nhiều công cụ cho ta biết luôn sentiment hiện tại của thị trường là gì.

Mỗi người giao dịch trên thị trường này đều có những suy nghĩ và quan điểm riêng, điều này khiến thị trường tài chính trở nên phức tạp và chắc chắn 1 điều, thị trường sẽ không đi theo kiểu mà chúng ta mong muốn. Nhiều khi quan điểm của chúng ta là bitcoin có thể tăng, nhưng những người khác lại cho là giảm và đặt lệnh ngược lại chúng ta thì chúng ta cũng không làm được gì.

 

Là người giao dịch, bạn cần lưu tâm đến tất cả mọi thứ. Tùy thuộc vào bạn trong việc đo lường xem thị trường cảm nhận như thế nào và liệu đây là hướng tăng hay hướng giảm. Việc nắm bắt được cảm tính thị trường – market sentiment – sẽ giúp bạn giao dịch thành công hơn. Bạn cũng có thể bỏ qua yếu tố này nhưng chú ý rằng, đó có thể là sai lầm của bạn.

 

Cách đơn giản nhất để đọc được cảm tính thị trường là đọc tổng hợp các tin tức quan trọng có khả năng ảnh hưởng lên thị trường nhiều nhất. Ta dễ dàng đọc điều đó từ các bài phân tích cơ bản mỗi ngày.

 

Cảm xúc thị trường thường rơi vào 3 loại chính: tham (Greed); sợ (Fear) và trung dung (Normal). Thị trường tham lam khi các tin tức cơ bản là tốt, dữ liệu kinh tế lạc quan, tăng trưởng được kỳ vọng cao —> tăng giá (bullish). Thị trường sợ khi các tin tức là bi quan, tin xấu nhiều, ví dụ con COVID19 chẳng hạn, khi nó lan đến Mỹ – nền kinh tế số 1 thế giới, thì người ta sợ, dẫn tới việc chứng khoán Mỹ bị bán tháo, giảm sâu và Covid khiến cho thị trường phải sợ hãi.

 

Còn khi market trung dung, tức tin không tốt mà cũng không xấu. Lúc này có thể kỳ vọng thị trường đi ngang, hoặc biến động với biên độ thấp.

 

Phân tích cảm tính thị trường – Cách áp dụng vào giao dịch

Đầu tiên, bạn phải đảm bảo rằng cái cảm xúc thị trường mà bạn đọc được đó phải còn mới, còn tươi (fresh), tức mới chỉ xuất hiện gần đây thôi. Thị trường luôn khao khát các tin tức mới nhất. Chúng ta không thể đem 1 cái cảm xúc từ cách đây 2 tuần để vào lệnh cho ngày hôm nay được, vì thị trường đã mất cái cảm xúc đó rồi. Thị trường xóa bỏ điều đó rất nhanh, vì bản chất thị trường cũng là tâm lý con người mà thôi.

Cuối cùng, áp dụng phân tích kỹ thuật vào để tìm điểm vào lệnh, dừng lỗ và chốt lời.

Cơ bản về market sentiment – Phân tích cảm tính thị trường – chỉ có vậy. Quan trọng là áp dụng nó vào phân tích và vào lệnh thực chiến thế nào.

Hãy cùng theo dõi các bài viết mới của iShare để bổ sung thêm những kiến thức cần có cho giao dịch!

 

 

Chia sẻ:

Bình luận