Mô hình giá là gì?

Mô hình giá là tập hợp toàn bộ giá cả mà sau khi nối các điểm giá lại với nhau trong 1 khoảng thời gian cụ thể, sẽ tạo ra các hình dạng nhất định như mô hình 2 đỉnh, 2 đáy, mô hình vai đầu vai… thông qua đó, sẽ gợi ý cho trader biết hành động tiếp theo của giá là như thế nào, dựa trên những dữ liệu chúng từng làm trong quá khứ.

 

Tại sao cần phải quan tâm đến mô hình giá?

Việc đi tìm lời giải cho thị trường sẽ giúp các Trader thành công khi giao dịch. Mô hình giá chính là một phương pháp giúp bạn “định hình” được hướng đi của thị trường.

Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy thị trường thường có tính chu kỳ, lặp đi lặp lại, nếu mô hình đã xuất hiện trong quá khứ, thì ở hiện tại nếu nó xuất hiện lần nữa, đồng nghĩa với thị trường sẽ phản ứng tương tự với mô hình trước đó.

Các mô hình giá quan trọng

Trong forex có rất nhiều mô hình giá khác nhau. Tuy nhiên, các mô hình giá thường được chia thành 2 dạng sau: Mô hình giá đảo chiều và mô hình giá tiếp diễn.

1. Các mô hình giá đảo chiều

Mô hình giá đảo chiều là những mô hình cho tín hiệu xu hướng giá hiện tại có thể sẽ thay đổi từ giảm sang tăng hoặc từ tăng sang giảm. Nếu mô hình đảo chiều được hình thành trong một xu hướng tăng, nó gợi ý giá có thể sẽ giảm. Ngược lại nếu mô hình đảo chiểu hình thành trong một xu hướng giảm, nó gợi ý rằng giá có thể đảo chiều đi lên sau đó.

Tuy nhiên, việc đảo chiều xu hướng không diễn ra ngay lập tức mà nó sẽ có một khoảng thời gian “giằng co” giữa bên mua và bên bán. Sau đây là một số mô hình giá đảo chiều quan trọng trader nhất định phải biết:

  • Mô hình vai đầu vai

Mô hình vai đầu vai ( Head And Shoulders) báo hiệu sự đảo chiều trong tương lai. Mô hình vai đầu vai có 1 đỉnh gọi là vai phải. Tiếp đến là 1 đỉnh cao hơn gọi là điểm đầu. Cuối cùng mô hình này kết thúc bằng 1 đỉnh thấp hơn gọi là vai trái.

mo hinh vai dau vai

Mô hình vai đầu vai gồm có 2 loại là:.

– Mô hình vai đầu vai thuận dùng để báo hiệu giá có xu hướng đảo chiều từ tăng sang giảm.

– Mô hình vai đầu vai ngược xuất hiện báo hiệu thị trường có xu hướng đảo chiều từ giảm sang tăng

Lưu ý: Khi mô hình vai đầu vai xuất hiện cũng là lúc giá thị trường sẽ đảo chiều. Thời điểm này nhà đầu tư cần cân nhắc thật kỹ lưỡng để đầu tư sinh lợi nhuận tối đa.

  • Mô hình 2 đáy

Mô hình 2 đáy (Double Bottom) thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm và báo hiệu thị trường chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng. Mô hình hai đáy có hình dạng gần giống với chữ “W”. Có nghĩa là giá của thị trường sẽ dần giảm xuống đáy thứ nhất sau đó giá sẽ có xu hướng phục hồi cao hơn một chút trước khi giảm giá và tạo thành đáy thứ 2. Sau khi thị trường tạo đáy 2 giá sẽ không giảm xuống nữa mà tiếp tục tăng.

mo hinh 2 day

  • Mô hình 3 đáy

Mô hình 3 đáy (Triple Bottom) giúp thể hiện xu hướng đảo chiều của thị trường. Mô hình này bao gồm 3 đáy có hình dạng tương tự như 3 chữ V ghép lại với nhau đi kèm với đó là 2 đỉnh có dạng chữ A. Cuối cùng của mô hình 3 đáy là một điểm breakout (điểm đột phá) nằm bên trên đường kháng cự.

mo hinh 3 day

Mô hình 3 đáy này thường xuất hiện ở cuối xu hướng giảm. Đây cũng chính là dấu hiệu cho thấy thị trường chuẩn bị đảo chiều từ giảm sang tăng. Thời điểm breakout khỏi đường kháng cự chính là thời điểm đẹp nhất để nhà đầu tư vào lệnh Buy.

  • Mô hình 2 đỉnh

Mô hình hai đỉnh (hay còn có tên gọi khác là Double Top). Mô hình giá này có hình dạng giống chữ M, xuất hiện trong xu hướng tăng và báo hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm.

Trong xu hướng tăng, khi giá thị trường đi lên gặp vùng kháng cự mạnh mà giá không vượt qua được, giá tạo một nhịp giảm và hình thành nên một đỉnh. Tiếp theo giá không thể vượt qua được đường hỗ trợ quay ngược đầu tăng tạo thành một đáy. Tương tụ khi gặp kháng cự giá sẽ lại quay đầu giảm để tạo đỉnh thứ 2. Sau cùng có một điểm breakout vượt khỏi đường hỗ trợ sẽ báo hiệu mô hình 2 đỉnh hoàn thành và đây sẽ là thời điểm hợp lý để nhà đầu tư thực hiện bán ra.

mo hinh 2 dinh

  • Mô hình 3 đỉnh

Mô hình 3 đỉnh (Triple Top) xuất hiện trong một xu hướng tăng báo hiệu đảo chiều từ tăng sang giảm. Mô hình này có hình dạng như 3 ngọn núi xếp liền nhau. Các đỉnh của mô hình này thường cao gần bằng nhau đồng thời xen kẽ giữa các đỉnh là 2 đáy tạm thời.

Mô hình này thường được hình thành trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng. Trong khoảng thời gian trước khi xuất hiện đỉnh thứ ba, mô hình 3 đỉnh này có hình dạng trông khá tương đồng với mô hình 2 đỉnh.

mo hinh 3 dinh la gi

Tuy nhiên điểm đặc biệt của mô hình 3 đỉnh là dấu hiệu thị trường sẽ phát ra sẽ mạnh mẽ hơn so với mô hình 2 đỉnh. Thậm chí nhiều trader dày dặn kinh nghiệm đều cho rằng độ chính xác của mô hình 3 đỉnh chỉ xếp sau độ chính xác của mô hình đầu vai.

  • Mô hình kim cương

Mô hình kim cương (Diamond Top). Mô hình này được tạo nên bởi 2 hình tam giác hợp lại có hình dạng gần giống như viên kim cương. Mô hình kim cương xuất hiện trong xu hướng tăng báo hiệu sự đảo chiều từ tăng sang giảm.

mo hinh kim cuong

Mô hình kim cương có hai đường hỗ trợ bên dưới và hai đường kháng cự bên trên tạo nên mức đỉnh và mức đáy. Sau khi giá giảm và phá vỡ cạnh bên phải của hình thoi là dấu hiệu đảo chiều mạnh mẽ và nhà đầu tư có thể vào một lệnh Sell để kiếm lời.

2.  Các mô hình giá tiếp diễn

Mô hình giá tiếp diễn là những mô hinh đưa ra tín hiệu xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục. Duới đây là một số mô hình giá tiếp diễn phổ biến trong forex.

  • Mô hình nêm

Mô hình cái nêm (Wedge Pattern) thường xuất hiện sau một xu hướng tăng hoặc giảm. Mô hình nêm báo hiệu giá có thể đảo chiều hoặc tiếp diễn xu hướng trước đó. Cấu tạo của mô hình cái nêm thường bao gồm hai đường hỗ trợ bên dưới và đường kháng cự bên trên. Cuối cùng đường dốc lên hoặc dốc xuống hội tụ tại một điểm tạo thành hình cái nêm hoàn chỉnh.

Có hai loại mô hình nêm là: mô hình nêm tăng (Rising Wedge) và mô hình nêm giảm (Falling Wedge)

mo hinh cai nem

  • Mô hình tam giác

Mô hình tam giác (Triangel) cho thấy cả phe mua và bán đều không quyết liệt trong cuộc chiến giành quyền áp đảo giá cả thị trường. Đây là báo hiệu sự tạm dừng của xu hướng.

Có ba loại mô hình tam giác chính: Mô hình tam giác cân, mô hình tam giác tăng, mô hình tam giác giảm. M ỗi mẫu hình sẽ có những ý nghĩa riêng giúp trader dễ dàng tham gia vào thị trường.

mo hinh tam giac

  • Mô hình chữ nhật

Mô hình hình chữ nhật (Rectangle) xuất hiện khi giá bị kìm hãm giữ 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song với nhau. Đây là giai đoạn tạm dừng đấu đá của phe mua và phe bán đồng thời thể hiện sự tích luỹ về giá trước khi tiếp tục theo xu hướng ban đầu.

mo hinh chu nhat

  • Mô hình lá cờ

Mô hình lá cờ (Flag) cho thấy dấu hiệu giá tiếp tiếp diễn trong xu hướng tăng hoặc giảm trên thị trường. Mô hình này khá giống với mô hình chữ nhật là giá nằm giữa 2 đường hỗ trợ và kháng cự song song nhau. Tuy nhiên, mô hình này có thêm phần cán cờ có xu hướng ngược so với phần lá cờ.

mo hinh la co

  • Mô hình cờ đuôi nheo

Mô hình cờ đuôi nheo (Pennant) được hình thành sau một xu hướng mạnh. Đây chính là kết quả theo sau một đợt tích lũy ngắn, trước khi giá của thị trường tiếp tục di chuyển theo hướng ban đầu. Mô hình cờ đuôi nheo được nhiều nhà giao dịch sử dụng để được dự đoán xu hướng giá tiếp theo của thị trường.

mo hinh co duoi nheo

  • Mô hình cốc và tay cầm

Mô hình giá cốc và tay cầm (Cup and Handle) thường xuất hiện trong một xu hướng tăng và báo hiệu sự tiếp diễn xu hướng. Ngoài ra, mẫu hình này có thể xuất hiện trong một xu hướng giảm và báo hiệu sự đảo chiều từ giảm sang tăng.

mo hinh cai coc va tay cam

Một số lưu ý khi sử dụng mô hình giá

Các mô hình giá trong forex đem lại cho các trader rất nhiều lợi ích trong việc dự đoán xu hướng của thị trường trong tương lai. Có thể nói, mô hình giá là điều mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua nếu muốn đầu tư sinh lời cao. Tuy nhiên khi sử dụng mô hình giá trong forex các nhà đầu tư cần nên lưu ý một số điều sau để sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất.

  • Các chỉ báo kỹ thuật là công cụ vô cùng quan trọng giúp các nhà đầu tư đưa ra những nhận định và đánh giá trong chiến lược của mình. Do đó, nhà đầu tư nên áp dụng kết hợp với mô hình giá để đưa ra những lựa chọn tốt nhất.
  • Thời điểm tốt nhất để giao dịch với mô hình giá chính là tại điểm breakout hoặc khi giá quay lại test đường hỗ trợ hoặc kháng cự. Do đó, khi giao dịch các trader cần phải kiên nhẫn chờ đợi mô hình giá hình thành và có điểm xác nhận.
  • Forex là kênh rủi ro và không ai có thể chắc chắn lựa chọn mình đưa ra là chính xác. Do đó, hãy luôn chuẩn bị tâm thế đề phòng rủ ro và luôn phải chốt lời và cắt lỗ trong mọi giao dịch.

Chia sẻ:

Bình luận