Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận hay tỉ lệ lời lỗ (tiếng Anh: Risk Reward ratio) thể hiện phần lợi nhuận kỳ vọng mà nhà đầu tư có thể đạt được cho mỗi đơn vị tiền mà nhà đầu tư này phải chịu rủi ro từ khoản đầu tư.
Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận
Khái niệm
Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận (ở Việt Nam thường được gọi đơn giản là tỉ lệ lời lỗ), tiếng Anh gọi là risk reward ratio.
Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận thể hiện phần lợi nhuận hứa hẹn mà nhà đầu tư có thể đạt được cho mỗi đơn vị tiền mà nhà đầu tư này phải chịu rủi ro từ khoản đầu tư. Nhiều nhà đầu tư sử dụng tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận để so sánh lợi nhuận kì vọng của một khoản đầu tư với lượng rủi ro mà họ phải chịu để có được phần lợi nhuận đó.
Hãy xem xét những ví dụ sau đây: một khoản đầu tư có tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận là 1:5 cho thấy nhà đầu tư sẵn sàng chịu rủi ro 1$ để có được triển vọng lợi nhuận 5$. Ngoài ra, tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận 1:10 còn thể hiện là nhà đầu tư đang kì vọng đầu tư 1$ để có được triển vọng lợi nhuận 10$ trên khoản đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
Người giao dịch thường dùng công cụ này để dự tính những giao dịch cần thực hiện. Và tỉ lệ này được tính bằng cách chia phần lỗ mà người giao dịch phải chịu nếu giá của tài sản di chuyển theo hướng tiêu cực (rủi ro) cho phần lợi nhuận mà người giao dịch kì vọng sẽ đạt được khi đóng vị thế (lợi nhuận).
Hiểu rõ hơn về tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận
Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận thường được dùng như một thước đo khi giao dịch từng cổ phiếu riêng lẽ.
Tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận tối ưu của mỗi chiến lược giao dịch là khác nhau. Để xác định được tỉ lệ phù hợp nhất trên một chiến lược giao dịch thì thường cần phải thực hiện một số biện pháp thử nghiệm-và-sửa lỗi.
Nhiều nhà đầu tư cũng có một tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận xác định trước cho những khoản đầu tư của mình.
Trong nhiều trường hợp, những nhà hoạch định chiến lược thị trường tìm ra rằng tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận lí tưởng cho khoản đầu tư của họ sẽ xấp xỉ 1:3, hay có thể nói là 3 đơn vị lợi nhuận kì vọng cho mỗi 1 đơn vị rủi ro thêm vào.
Cách tính RR
RR= Stop loss/Take profit (SL/TP)
Tầm quan trọng của của Risk Reward
Vấn đề ở đây, là bạn kiếm được bao nhiêu tiền từ thị trường chứ không phải bạn thắng bao nhiêu lệnh.
Giả sử có 2 hệ thống giao dịch. Với quản lý vốn giống nhau ở mức 2% cho mỗi lệnh thua.
Hệ thống A có winrate = 40%, Risk Reward = 1/3 (thua mất 2%, thắng được 6%), mỗi tháng hệ thống A cho trung bình 10 lệnh giao dịch (4 thắng, 6 thua).
=> Lợi nhuận hệ thống A/tháng = 4*6% – 6*2% = 24% – 12% = 12%
Hệ thống B có winrate = 60%, Risk Reward = 1/1 (lệnh thua và thắng đều 2%), mỗi tháng hệ thống B cho trung bình 10 lệnh giao dịch (6 thắng, 4 thua).
= > Lợi nhuận hệ thống B/tháng = 6*2% – 4*2% = 12% – 8% = 4%
So sánh 2 hệ thống giao dịch trên bạn cũng có thể thấy được hệ thống A có winrate thấp hơn hệ thống B (40% so với 60%), nhưng với Risk Reward tốt hơn (1:3 so với 1:1)
Vì vậy với winrate không đổi, nếu bạn có thể nâng cao tỷ lệ Risk Reward của hệ thống giao dịch, hệ thống A vẫn tạo ra lợi nhuận tốt hơn hệ thống B.
Tổng kết
Cả Risk Reward và Winrate đều quan trọng đối với một trader. Thường thì ta quan tâm Winrate hơn là Risk Reward, điều này không chỉ xuất hiện ở các nhà đầu tư F0 mà ngay cả các nhà đầu tư lâu năm cũng vậy. Bằng chứng là khi kiểm tra lại lịch sử giao dịch, số lệnh dương thường nhiều hơn số lệnh âm, tuy nhiên tổng quan tài khoản của nhà đầu tư lỗ.
Winrate và Risk Reward rất đối lập với nhau. Bạn muốn winrate cao thì thường Risk Reward sẽ thấp, và ngược lại bạn muốn Risk Reward tốt thì winrate sẽ giảm đi.
Việc cần làm là tìm và giữ một vị trí hợp lý giữa Risk Reward và winrate.
Thông thường bạn sẽ nghĩ rằng tỷ lệ lệnh lời và lỗ của bạn về lâu dài (theo một cách tự nhiên) sẽ đi về cột mốc 50%, nó biểu hiện cho việc bạn chỉ cần chọn giá lên hoặc xuống kể từ một thời điểm nào đó.
Với Winrate 50%, bạn sẽ chỉ có thể có lợi nhuận khi Risk Reward của bạn lớn hơn (tốt hơn) 1:1. Bằng không, về lâu dài, bạn sẽ thua lỗ.
Hẳn bạn cũng đã từng nghe câu nói nổi tiếng của huyền thoại đầu tư Peter Lynch:
Trong đầu tư, nếu bạn thực sự giỏi, bạn cũng chỉ có 60% cơ hội chiến thắng.
Peter L. Brandt là một trader chuyên nghiệp được xem là nổi tiếng và có sức ảnh hưởng nhất thế giới hiện nay. Ông đã duy trì mức lợi nhuận 40%/năm ổn định qua hàng chục năm giao dịch.
Và ông đã từng chia sẻ trên Twitter cá nhân của mình rằng: Trong suốt sự nghiệp trading, tỷ lệ Winrate của ông dưới 50%. Điều đó để thấy rằng, ngay đến một trader chuyên nghiệp với trình độ thượng thừa như Peter L. Brandt, về lâu dài, cũng chỉ duy trì tỷ lệ Winrate quanh cột mốc 50%. Winrate cao là tốt (đương nhiên), nhưng thay vì tìm cách để gia tăng tỷ lệ winrate, thì lời khuyên dành cho bạn là: Hãy tìm cách nâng cao tỷ lệ Risk Reward – điều mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang làm.