dxy
Chỉ số DXY chịu sự ảnh hưởng của 6 loại tiền tệ khác nhau

US Dollar Index (DXY) – Đồng USD là một phong vũ biểu tuyệt vời cho sức mạnh giá cả hàng hóa. Tiền tệ biến thiên theo nhiều yếu tố,bao gồm chính trị,lãi suất,đầu cơ và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể hơn,tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu có liên quan trực tiếp đến ngành công nghiệp nội địa của 1 quốc gia,nên tiền tệ có mối tương quan chặt chẽ với giá cả hàng hóa và mối quan hệ này là quan hệ nghịch đảo.

Cục Dự trữ Liên bang FED đã tạo ra chỉ số USD Index vào năm 1973 để theo dõi giá trị của đồng Đô la. Ngay sau khi Thổng thống Nixon từ bỏ bản vị vàng,cho phép giá trị đồng Đô la được thả nổi trên thị trường ngoại hối. Trước đó,đồng USD luôn cố định ở mức 35 USD/ ounce vàng từ năm 1944 cũng chính là thời điểm diễn ra thỏa thuận Bretton Woods.

Theo đó, USD Index được đánh dấu bằng cột mốc 100. Và chỉ số phần trăm này đã thay đổi rất nhiều kể từ khi giá trị cơ bản của nó được thiết lập. Đỉnh điểm cao nhất mọi thời đại mà USD Index thiết lập là 163,83 vào ngày 05/03/1985. Điều này có nghĩa là đồng USD cao hơn 63,83% so với năm 1973 (năm đầu tiên thiết lập USD Index). Mức thấp nhất mọi thời đại mà USD Index tạo ra là 71.58 vào ngày 22/04/2008 và thấp hơn 28,42% so với lúc mới được thiết lập.

Chart-DXY-ki-han-thang-12
Chart DXY kì hạn tháng 12 (Daily) – Nguồn: CMC Markets

Mối liên hệ giữa chỉ số DXY và thị trường hàng hóa

Đồng Đô la là tiền tệ dự trữ, dùng để thanh toán quốc tế phổ biến nhất thế giới. Đồng USD có xu hướng là công cụ ngoại hối ổn định nhất vì hầu hết các quốc gia đều nắm giữ nó làm tài sản dự trữ.
Khi nói đến thương mại quốc tế đối với nguyên liệu thô,đồng USD là cơ chế trao đổi trong hầu hết mọi hoàn cảnh,trường hợp. Khi giá trị của đồng USD giảm,sẽ tốn nhiều USD hơn để mua hàng hóa. Đồng thời, nó có giá thấp hơn các loại tiền tệ khác khi đồng USD đang di chuyển thấp hơn.

Hàng hóa là tài sản toàn cầu,được buôn bán toàn thế giới.Người nước ngoài mua hàng hóa của Hoa Kỳ như Ngô,Đậu nành,Lúa mì và đặc biệt là Dầu bằng đồng Đô la. Khi giá trị của đồng USD giảm thì họ có nhiều sức mua hơn vì nó đòi hỏi ít tiền tệ hơn để mua mỗi Đô la. Đây là 1 lý do khác dẫn đến quan hệ nghịch đảo giữa Đồng USD và giá cả hàng hóa.

Đọc thêm về:

Chia sẻ:

Bình luận