Cập nhập giá các mặt hàng
  • NÔNG SẢN

Giá đậu tương giảm 0.42% về mức 1530.50 cent/giạ. Sau phiên tăng điểm trong ngày thứ Năm, giá đậu tương đã quay đầu giảm nhẹ do áp lực từ lực bán chốt lời kết hợp với đà giảm mạnh của giá dầu đậu tương. Thêm vào đó, việc BAGE tăng dự báo sản lượng đậu tương niên vụ 2020/21 thêm 500,000 tấn trong báo cáo mới nhất do năng suất cao hơn dự kiến cũng đã góp phần lý giải cho đà giảm của giá đậu tương.

Giá dầu đậu tương giảm mạnh 1.53%, về mức 65.79 cent/pound trong khi giá khô đậu tương tăng 1.33% lên 395.5 USD/tấn Mỹ. Bất chấp đà tăng của giá dầu cọ, dầu đậu tương giảm điểm do tâm lý chốt lời của nhà đầu tư trước kỳ nghỉ cuối tuần. Đà giảm mạnh của giá dầu đậu tương lại trở thành yếu tố giúp khô đậu tương tiếp nối đà tăng trong phiên hôm qua.

Giá ngô giảm 1.17% về mức 656.75 cent/giạ. Tâm lý chốt lời sau phiên tăng trần trong hôm trước kết hợp với việc thị trường đang thiếu các yếu tố cơ bản mới hỗ trợ giá đã khiến giá ngô quay đầu giảm trở lại.

Giá lúa mỳ giảm mạnh 1.89% về mức 663.50 cent/giạ. Cùng với xu hướng giảm chung của ngô và đậu tương, thông tin chất lượng lúa mỳ vụ đông tại Pháp được cải thiện nhờ lượng mưa kể từ đầu tháng 5 cũng góp phần tạo áp lực lên giá.

  • CÔNG NGHIỆP

Giá Arabica tăng rất mạnh 4.51% lên 162.35 cent/pound, kéo theo giá cà phê Robusta cũng tăng mạnh 4.35% lên 1583 USD/tấn. Chính phủ Brazil đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về độ ẩm trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 tại các khu vực trồng cà phê chính làm gia tăng lo ngại về chất lượng của cây cà phê tại đây.

Giá đường thô đóng cửa tăng 1.4% lên mức 17.36 cent/pound. Nhu cầu nhận hàng thật tăng cao do việc thâm hụt đường trong năm nay đã là yếu tố khiến bên bán trở nên thận trọng hơn.

Giá cacao giảm 0.74% về mức 2412 USD/tấn. Đà giảm nhẹ của giá ca cao do nguồn cung vẫn đang nhiều hơn so với nhu cầu dự kiến. Trong bối cảnh không có thêm thông tin cơ bản mới, giá ca cao sẽ tiếp tục dao động trong khoảng rộng và chưa thể thoát ra khỏi vùng đi ngang này.

Giá bông giảm 0.59% về mức 82.12 cent/pound. Điều kiện thời tiết tại các khu vực gieo trồng chính tại Mỹ được cải thiện trong thời gian gần đây tiếp tục tạo áp lực lên giá. Tuy nhiên, khả năng một số diện tích trồng bông sẽ bị thay thế bởi đậu tương, do lợi nhuận tốt hơn, đã hạn chế đà giảm của giá.

  • NĂNG LƯỢNG

Giá dầu thô WTI giảm 0.79% xuống 66.32 USD/thùng trong khi giá dầu thô Brent giảm 0.69% về  USD/thùng. Do thị trường đang thiếu đi thông tin cơ bản nên chưa thể xác định xu hướng tăng rõ ràng, vì thế, lực bán mạnh tại vùng kháng cự 67.30 đã đẩy giá WTI giảm trở lại vào cuối phiên.

Kỳ vọng về phục hồi kinh tế đã thúc đẩy giá tăng trong phiên hôm qua sau khi Bộ Lao động Hoa Kỳ (USDOL) cho biết số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ giảm xuống 406,000, thấp hơn dự đoán ở mức 425,000. Đây là mức thấp nhất trong vòng 5 tháng đầu năm 2021, cho thấy thị trường lao động vẫn đang trên đà phục hồi và có thể giúp cho nhu cầu năng lượng tăng lên trong thời gian tới.

Số lượng giàn khoan dầu tăng thêm 3 cùng với giàn khoan dầu đá phiến tăng thêm một mức tương đương trong tuần kết thúc ngày 28/05 cũng là các yếu tố gây áp lực lên giá. Hiện tại số giàn khoan dầu đang ở mức 359 giàn, cao hơn đáng kể so với mức 222 giàn cùng kỳ năm ngoái.

Giá xăng RBOB cũng giảm 0.85% về 2.1369 USD/gallon do ảnh hưởng từ mức giảm của giá dầu thô. Trong khi đó, giá khí tự nhiên quay đầu tăng trở lại 0.95% lên 2.986 USD/mmBtu do số giàn khoan khí tự nhiên tiếp tục giảm tuần thứ 3 liên tiếp.

  • KIM LOẠI

Giá kim loại quý phải nhận được sự hỗ trợ từ đà giảm của đồng USD cũng như lợi suất trái phiếu hoa Kỳ. Giá bạc tăng nhẹ 0.26% lên 28.014 USD/ounce trong khi giá bạch kim cũng tăng 0.28% lên 1182.4 USD/ounce khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm giảm 0.77% xuống 1.581%.

Có thể thấy lực mua kĩ thuật tại vùng 27.670 đã cho thấy sức mạnh khi giá đã quay đầu tăng ngay tại đây. Do đó, bạc vẫn trong kênh giá tăng và còn có thể tiếp tục tăng trong những phiên tới nếu như có thêm thông tin cơ bản hỗ trợ.

Giá đồng tăng 0.31% lên 4.6775 USD/pound nhờ hy vọng vào chi tiêu và nhu cầu của Mỹ. Lo ngại về sản lượng của Chile khi công nhân tại mỏ Escondida và Spence đình công cũng góp phần vào đà tăng.

Nguồn MXV News

Chia sẻ:

Bình luận