- NÔNG SẢN
Sau phiên thứ 2 đầu tuần, các mặt hàng nông sản nhìn chung đều giảm điểm. Ngũ cốc và hạt lấy dầu đều giảm mạnh.
Đã có 4 phiên liên tục đậu tương giảm điểm, chỉ còn 1508.50 cent/giạ giảm hơn 2.4% so với cuối tuần trước. Khối lượng bán tăng cao quan khi gặp mức kháng cự cứng 1500. Lượng đậu tương được giao giảm mạnh 50% so với tuần trước. Tin tức gần đây đều cho thấy nhu cầu đậu tương đang giảm. Ngược lại, Hiệp hội Brazil – Abiove đã có dự báo tích cực về xuất khẩu đậu tương năm nay của Brazil lên 85.7 triệu tấn, đã kiềm chế được đà giảm tối qua của đậu tương.
Dầu đậu tương giảm 1.52%, về mức 65.96 cent/pound dù lượng nhập khẩu trong tháng 5 của Ấn Độ tăng mạnh 43%. Ép dầu ở Brazil giảm về 46.5 triệu tấn trong khi sản lượng đậu tương được giữ nguyên. Khô đậu tương giảm 2.45%, xuống mức 373.9 USD/tấn. Bên cạnh đó với đậu tương và dầu đậu tương, sản lượng xuất khẩu khô đậu tương có thể sẽ giảm theo dự báo. Thông tin đó gần như khẳng định đà giảm của mặt hàng khô đậu.
Ngô tháng 7 giảm mạnh 3.69%, xuống mức 659.25 cent/giạ. Trong 1 tháng qua đây là mức giảm mạnh nhất và các hợp đồng kỳ hạn khác còn giảm mạnh 5%. Theo báo cáo Export Inspection.Thị trường đang tiếp nhận hết các thông tin cơ bản, và chỉ 1 thông tin tiêu cực cũng sẽ có tác động “bearish” mạnh lên giá.
Có thể bạn quan tâm
Lúa mì sau phiên cuối tuần giảm 0.92%, về mức 674.50 cent/giạ. Mức giảm này khá yếu so với các mặt hàng khác trên sàn CBOT. Hãng tư vấn GCMA dự báo nhập khẩu lúa mỳ sẽ tăng trong năm 2021 của Mexico lên 5.18 triệu tấn nhờ đó mà giá lúa mỳ đã không giảm sâu như các mặt hàng còn lại.
- NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP
Cafe đã có một phiên đầu tuần giảm mạnh. Dự báo thời tiết cho thấy cho dự báo tích cực về sản lượng cây trồng.
Đường chung đà giảm của nhóm nguyên liệu công nghiệp, và không theo đà tăng của dầu thô. Nguồn cung ngắn hạn không giảm do đã đến mùa thu hoạch tịa Brazil, đường Ấn Độ và Thái Lan dự báo có thể rất cao.
Cacao là một trong số ít các mặt hàng tăng giá trong phiên ngày hôm qua, mức tăng gần 2%. Sản lượng xuất khẩu lũy kế của Bờ Biển Ngà đã vượt mức 2 triệu tấn và cao hơn 6.12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, tại khu vực gieo trồng chính sẽ tiếp tục có mưa trong những ngày tới làm ảnh hưởng tới hoạt động thu hoạch cũng như bảo quản ca cao vụ giữa.
Bông giảm mạnh khi tồn kho bông đạt chuẩn trên sàn ICE US được báo cáo tăng từ 163,737 lên 166,225 hợp đồng.
- KIM LOẠI
Các mặt hàng kim loại quý đang có diễn biến không đồng nhất. Giá Bạc đóng cửa với mức giảm 0.38% còn 28.4 USD/pound. Đà tăng giá đã quay trở lại với nhóm Bạch kim nhờ lực mua vào tăng cao tại vùng hỗ trợ 1140 USD/pound.
Kim loại cơ bản, giá Đồng giảm nhẹ 0.23% còn 4.527 USD/pound, giá Quặng sắt giữ đà tăng với mức tăng 0.91% lên 212.07 USD/tấn. Do du cầu của Trung Quốc giảm dẫn đến giá giảm, thị trường đang đi ngang và tích lũy nền, có thể sẽ bật mạnh trong các phiên gần nhất.
Giá Quặng sắt tăng phiên thứ 4 do những quan ngại về nguồn cung, đạt 212 USD/tấn. Mỏ Timbopeba, ở bang Minas Gerais, Brazil ảnh hưởng sản lượng Quặng sắt giảm 40.000 tấn mỗi ngày. Bên cạnh đó, sản lượng Đồng tại Trung Quốc cũng đang giảm ngắn hạn do các yêu cầu từ phía chính phủ nhằm kiểm tra các mỏ đề phòng lũ lụt.
- NĂNG LƯỢNG
Sau phiên đầu tuần, giá WTI giảm không đáng kể 0.04% trong khi giá Brent tăng nhẹ 0.23% Giá dầu WTI hôm qua chịu tác động từ thông tin nước Anh khi họ dời lịch mở cửa thêm 1 tháng.
Do tình hình Covid, Ãnh hoàn mở cửa đến 19/07. Điều này kéo theo dự định mở cửa nói chung tại châu Âu, với hộ chiếu vắc-xin được dự kiến sẽ phát hành ngày 01/07. Mặt khác một số quốc gia khác tại châu Âu đã mở cửa đón khách du lịch, phần nào đã chặn đà giảm sâu của dầu Brent.
Thông qua báo cáo (Drilling Productivity Report) của EIA ngày hôm qua, trong 7 tháng tới sản lượng sẽ tăng 38,000 thùng/ngày so với tháng trước đó. Trong bối cảnh tồn kho xăng tại Mỹ đã tăng 2 tuần liên tiếp, sản lượng dầu thô tiếp tục gia tăng làm giảm giá dầu WTI.
Trong khi đó, khí tự nhiên tăng giá khi nắng nóng dự kiến sẽ lan rộng từ Tây Nam Mỹ sang California trong tuần này, và có thể xảy ra tình trạng cắt điện.