Thị trường giao dịch hàng hóa phái sinh ở Việt Nam mới đang ở giai đoạn sơ khai, trong khi đây là hình thức đầu tư đã có hàng trăm năm trên thế giới. Trong bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu thế nào là hàng hóa phái sinh và làm thế nào để đầu tư hàng hóa phái sinh ở Việt Nam.
Nếu ai đã từng đầu tư chứng khoán phái sinh thì đều biết đầu tư chứng khoán phái sinh ở Việt Nam là đầu tư vào chỉ số tương lai của VN30 (kỳ hạn 01 tháng, 02 tháng, 03 tháng). Vậy sản phẩm phái sinh là một sản phẩm mà giá của nó phụ thuộc vào tài sản cơ sở, trong chứng khoán phái sinh thì tài sản cơ sở chính là chỉ số VN30 biến động hàng ngày.
Tương tự như vậy phái sinh hàng hóa (mà cụ thể là hợp đồng tương lai hàng hóa) được giao dịch dựa trên tài sản hàng hóa ví dụ nông sản (ngũ cốc, cafe, cacao…), năng lượng (dầu…), kim loại (vàng, bạc, bạch kim…). Cũng giống như thị trường chứng khoán, các hợp đồng tương lai được niêm yết giao dịch trên các sàn giao dịch uy tín quốc tế để người mua (long position) và người bán (short position) có thể gặp gỡ. Về cơ bản, hợp đồng tương lai (Future Contract) ra đời nhằm mục đích phòng vệ rủi ro (hedging) cho nhà đầu tư.
Ví dụ người nông dân trồng lúa, họ lo lắng trong tương lai (03 tháng tới) giá lúa sẽ giảm nên họ bán lúa thu hoạch trong tương lai (03 tháng tới) với mức giá lúa ở hiện tại. Nếu 03 tháng tới giá lúa giảm như kỳ vọng thì người nông dân thu được một khoản lời (chênh lệch giá) ngược lại họ lỗ.
Thuộc vào nhóm sản phẩm đầu tư tài chính với hình thức như phái sinh chứng khoán, nhưng việc phái sinh dựa trên tài sản có thật là các loại hàng hóa nguyên liệu với đa dạng sản phẩm từ nông sản, kim loại, nguyên liệu,.. nên mức độ đa dạng trong giao dịch hàng hóa kỳ hạn không kém và cũng là kênh đầu tư có mức độ hấp dẫn không kém cạnh so với phái sinh chứng khoán trên thế giới.
So với các kênh đầu tư khác như chứng khoán hay bất động sản, mức độ nhà đầu tư tại Việt Nam tham gia vào giao dịch kỳ hạn hiện nay khá tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, phần vì đây vẫn là một thị trường khá mới và thuật ngữ giao dịch hàng hóa kỳ hạn vẫn chưa được các nhà đầu tư thực sự “thẩm thấu” như phái sinh chứng khoán, phần vì hạn chế của các khuôn khổ pháp lý trước đây khiến nhà đầu tư khó tham gia hơn.
Việc cho phép giao dịch liên thông với các sàn giao dịch hàng hóa hàng đầu trên thế giới như CME, ICE hay TOCOM kể từ khi Nghị định 51/NĐ-CP có hiệu lực từ năm 2018, giao dịch hàng hóa kỳ hạn trở nên hấp dẫn hơn khi giá cả của hàng hóa luôn minh bạch và không nhà đầu tư nào, kể cả tổ chức có thể thao túng được giá cả.
Chưa kể, với việc hàng hóa thật gần như không có sự tương quan lớn với các sản phẩm đầu tư tài chính khác như chứng khoán hay bất động sản nên là lí do giúp đa dạng danh mục đầu tư và tối ưu thêm khả năng sinh lời cho nhà đầu tư.
Chia sẻ: